Kiến trúc Tu viện Ljubostinja

Điêu khắc Venezia - Hồi giáo

Người thực hiện chính công việc xây dựng nhà thờ là Rade Neimar (Rade Borović), tên ông còn được khắc trên ngưỡng cửa. Cùng xây dựng nhà thờ Ljubostinja với khoảng 500 thợ,[12] ông nhấn mạnh nhịp điệu thẩm mỹ lặp lại để tạo ra ấn tượng hài hòa và kết nối.[31] Việc xây dựng Ljubostinja mang lại danh tiếng lớn cho Rade, tên ông còn được xuất hiện trong các ca khúc sử thi.[95] Đây là trường hợp hiếm hoi khi tên vị tu viện trưởng Serb lại có nguồn tin cậy nhắc đến. Ông tạo ra nơi cất giấu theo yêu cầu của công nương Milica, để bà về sau cất những đồ có giá trị. Borović tìm cách định hướng ngôi đền Ljubostin với độ chính xác thiên văn về phía đông, nên cứ ngày 20 tháng 3, mặt trời lên sẽ hoàn toàn song song với điểm cực đông gian giữa giáo đường.[96]

Црква је препознатљива по својим китњастим розетама.
Бифора са сараценским луком објединила је утицаје са неколико поднебља.

Nhà thờ tu viện xây trên nền ba lớp với một narthex[lower-alpha 3] chữ nhật gắn vào gian giữa, một mái vòm đặt trên bốn cột đỡ.[11] Nhà thờ cao 24 mét, dài 20 mét và rộng 6 mét.[97][98] Nhà thờ được xây dựng sau thời Hilandar, giống với các nhà thờ thời ấy khắc thánh giá phía trong.[31] Nhưng khác với kiến trúc phong cách Morava, Ljubostinja không kéo dài ra mà có sơ đồ nhỏ gọn (tương tự như các tu viện trường phái Serbia-Byzantine).[98]

Tu viện được xây dựng theo phong cách Morava (muộn) (như Veluće, Rudenica và Kalenić), nhưng khiêm tốn và đơn giản hơn tất cả các tu viện còn lại. Các kiến trúc khác thường được xây đá và gạch thường, thì nguyên liệu cho Ljubostinja là đá sa thạch ép hình dạng khác nhau từ nhiều nơi khác nhau đưa đến. Tuy nhiên, mặt ngoài bao phủ được sơn giả giống như gạch đá thường. Nhà thờ đầy những trang trí bằng đá, như hoa huệ ở phía dưới còn hoa hồng ở trên cao.[99] Ba hoặc đôi chỗ bốn hàng gạch được sơn theo chiều ngang, có hình ruy băng đan xen dưới vòng hoa chạy xung quanh toàn bộ nhà thờ.[31]

Có cả thảy 13 cửa sổ hoa hồng, 7 chiếc lớn và 6 chiếc nhỏ.[31][100] Chúng hầu hết đều có đặc điểm chung: đều được vòng dây đắp nổi bao quanh, trừ ba ô nhỏ thì ở giữa đều có hoa, các ô cửa lớn đều có vòng thánh giá bằng gốm bao quanh.[31] Lớn nhất là ba ô cửa tại narthex, trong đó ô phía nam có hoa huệ năm lá, mang đậm chất Gothic.[100] Kiến trúc Serbia trước đó chưa hề có kiểu xây này.[31] Có thể dễ nhận thấy họa tiết Ljubostinja đặc trưng cho trang trí nền gạch,[101] cửa sổ hoa hồng và các gờ, ô vuông bàn cờ trên các bề mặt thứ cấp hoặc nhỏ hơn.[31] Tính thẩm mỹ do đá mang lại xen kẽ nơi cổng và cửa sổ thể hiện phong cách thuần thục tiểu cảnh trung cổ, khắc họa hình vẽ trong sách Thi Thiên và các sách khác, cũng như phủ bạc trên khung tường linh ảnh.[102]

Diện mạo tu viện ngày nay cho thấy ảnh hưởng của điêu khắc và trang trí lên kiến trúc, hài hòa đến bất ngờ tạo nên tổng thể hoa lệ.[31] Song song với trang trí Moorish, mặt tiền gồm họa tiết hoa và khối hình học mang đến khả năng biểu đạt cao nhất cho Ljubostinja. [31] Hiếm có trong kiến trúc Serbia nào lại có cửa sổ mullion, nhưng vòm hình ba lá phỏng theo kiến trúc Gothic VeneziaDubrovnik.[102][103] Việc tái tạo và kết hợp họa tiết hoa Saracenic và Arabesque trong nghệ thuật Hồi giáo, Gothic Venezia đã mang lại nét đặc trưng của Byzantine phương Đông cho công trình.[11][102]

Đurić chỉ ra rằng trang trí như vậy tương tự như các tu viện khác trong thời đại đó, nhưng ở Ljubostinja, chúng hài hòa trong một tổng thể duy nhất nên trông đẹp hơn.[101] Ông cũng khẳng định nghệ thuật Serbia trung cổ kết hợp giữa kiến trúc điêu khắc thì không còn nơi nào đạt đến mức độ như vậy.[104] Nhà nghiên cứu Byzantine người Pháp Gabriel viết tu viện Ljubostinja đã giúp hoàn thiện trường phái Morava.[11][101] Năm 2018, Tuần lễ thời trang Serbia đã lấy cảm hứng từ trang trí tu viện Ljubostinja cho lễ kỷ niệm 10 năm gọi là Carica Milica (Nữ vương Milica).[105]

Hoa lá thiên đường

Quan tài Jefimija được khảm hình hoa huệ. Trong khi thánh giá là hình ảnh gần như bắt buộc trên quan tài lại không có mặt ở đây.[104] Giáo sĩ cao cấp quản xứ Ljubostina là Danijel cho biết hoa huệ theo nghệ thuật Baroque biểu hiện cho tin tức tốt lành, dấu hiệu hạnh phúc hay sự trong trắng, còn ở đây được địa phương hóa và thân mật hơn,[106] liên quan trực tiếp việc sùng bái Hoàng thân Lazar tử đạo, như các tác phẩm Akathist và Ca tụng hoàng thân Lazar, hoàng thân được gọi là bông huệ thơm và bông huệ trổ lên từ gai góc tỏa sáng ra mọi người.[107] Hoa huệ Ljubostinja còn biểu trưng cho sự phục sinh, vương quốc thiên đàngsự sống đời đời.[108]

Vòng hoa huệ đơn và kép trùm lên cửa sổ, các hốc góc và chạy qua các cột.[100] Nhà sử học Ljiljana Vinulović đã đưa ra nghiên cứu sâu rộng về tầm quan trọng và tính biểu tượng của hoa huệ trong nhà thờ Ljubostinja. Bà cho rằng hoa huệ điêu khắc bằng đá không phải là vật trang trí tâm linh đơn thuần, mằ nhắc con người về vườn địa đàng tràn ngập hoa huệ.[109] Biểu tượng hoa huệ cũng gắn liền với Vua Solomon trong Cựu ước, gắn trên đỉnh cột lối vào đền thờ Jerusalem, đồng thời cũng được nhắc đến trong Tân ước với hình ảnh của Tổng lãnh thiên thần Gabriel trao bông huệ cho Đức Trinh nữ Maria và báo tin bà sẽ hạ sinh Chúa Giêsu.[104][109] Trong cả hai trường hợp, hoa huệ là biểu tượng khôn ngoan giống như vua Solomon nổi tiếng khôn ngoan hay hay Chúa Giêsu nhận khôn ngoan từ Thượng Đế.[109]

Theo nghĩa hẹp hơn, hoa huệ và các loài hoa khác nở rộ đan xen minh họa cho thảm thực vật thiên đường, đó là lý do tại sao người ta ví Ljubostinja là hiện thân thiên đường trênđất.[109] Đây là tu viện duy nhất ở Serbia không có hình ảnh trang trí người hay động vật bằng đá.[110]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tu viện Ljubostinja http://www.vrnjackabanja.biz/crkve.php http://andrijaradenicistoricar.com/images/pdf/Svet... http://monumentaserbica.branatomic.com/mushushu/st... http://www.cro-eu.com/forum/index.php?topic=1388.1... http://www.eparhijakrusevacka.com/arhiva/%D0%9C%D0... http://www.eparhijakrusevacka.com/arhiva/%D0%B2%D0... http://www.trstenicani.com/Nar_Univerzitet/jefimij... http://www.manastir-lepavina.htnet.hr/ovcarskiman8... http://www.svetidimitrije.no/crkva/srpski-manastir... http://www.manastir-lepavina.org/vijest.php?id=730...